Việt Nam được xem là một đất nước giàu văn hóa và bản sắc dân tộc vì thế mà nước ta có rất nhiều lễ hội truyền thống khác nhau trải dài cả ba miền đất nước. Và mỗi một lễ hội truyền thống thì có một đặc điểm riêng mang tính chất đặc trưng của vùng miền đó. Vậy bạn đã biết đến những lễ hội truyền thống nào? Hãy cùng jordanrivervillage.org tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
I. Lễ hội truyền thống – Mang bản sắc văn hóa người Việt Nam
Lễ hội truyền thống là một sự kiện văn hóa mang tính truyền thống thể hiện bản sắc văn hóa của con người từ xa xưa ở vùng miền đó. Và tại Việt Nam chúng ta có thể bắt gặp thấy lễ hội truyền thống ở bất kỳ vùng miền địa phương nào. Tại mỗi vùng miền thì sẽ có những giá trị khác nhau nhưng mục đích đều hướng tới một đối tượng tâm linh từ xa xưa mà cần phải suy tôn.
Lễ hội truyền thống còn là dịp để mọi người giao lưu xích lại gần nhau hơn khi truyền tải những giá trị về đạo đức, luân lý hay khát vọng sống cao đẹp mà người xưa để lại từ đó tôn vinh những đóng góp những người có công ơn hay những người có công truyền thụ lại nghề nghiệp cho vùng miền đó.
Bên cạnh đó lễ hội truyền thống còn giúp con người gột rửa những nỗi lo thường ngày tìm sự thanh bình ở chốn tâm linh. Vì thế đây là một trong những lý do mà lễ hội truyền thống rất đông người đến tham gia kể cả khách ở phương xa tới.
Theo thống kê hiện nay thì nước ta có tới hơn 7.960 lễ hội truyền thống đến từ khắp vùng miền trên cả nước. Và trong đó có rất nhiều lễ hội được đưa vào danh sách văn hóa phi vật thể.
II. Top 12 lễ hội truyền thống nổi tiếng trên cả nước
1. Lễ hội đền Hùng – Giỗ tổ Hùng Vương
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Có lẽ với tất cả dân tộc Việt Nam không thể nào không nhớ đến lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm tại Đền Hùng – Việt Trì – Phú Thọ. Đây chính là ngày mà dân tộc Việt Nam tưởng nhớ đến công ơn dựng nước và giữ nước của 18 vị vua Hùng thời xưa. Cũng là dịp nhắc nhở chúng ta nhớ đến cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
Trong ngày chính của hội có 2 lễ được cử hành đó là:
- Lễ rước kiệu vua: Cử ra những người khỏe mạnh để rước kiệu với màu sắc của cờ. hoa, lọng, kiệu và trang phục truyền thống xuất phát từ chân núi rồi đến đền Thượng nơi làm lễ dâng hương.
- Lễ dâng hương: Khắp mọi người trên cả nước tới dâng hương và cầu chúc nhiều điều an lành.
2. Lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương là một lễ hội được coi là kéo dài nhất trong các lễ hội truyền thống ở Việt Nam được diễn ra vào mùng 6 tháng giêng đến tháng 3 âm lịch hằng năm và được tổ chức tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội này thu hút rất nhiều người trên cả nước đổ về nô nức trẩy hội vì bởi lẽ khu thắng cảnh Hương Sơn nơi đây được xem là một hành trình về một miền đất Phật – nơi Quan Thế Âm Bồ Tát tu hành hơn nữa nơi đây còn là nơi quy tụ một tổng thể tín ngưỡng Đạo, Nho, Phật giáo với nhiều đền, chùa, miếu nổi tiếng.
Người ta thường nói Trẩy hội Chùa Hương là hành động giải tỏa sự hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục cũng như tín ngưỡng tâm linh cầu mong về một năm mới an lành và suôn sẻ. Có thể nói lễ hội chùa Hương là một lễ hội mang tính du lịch cũng như cầu tài và cầu lộc.
3. Hội Lim
Hội Lim là một lễ hội lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh nổi tiếng với làn điệu dân ca ngọt ngào và trữ tình. Lễ hội này được diễn ra vào ngày 12 tháng giêng hằng năm tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
Lễ hội Lim thu hút khách du lịch bởi những làn điệu dân ca quan họ mà những liền anh, liền chị thể hiện rất đặc sắc. Bên cạnh đó khách du lịch còn được trực tiếp tham gia vào những trò chơi gian đậm bản sắc văn hóa dân tộc như đấu võ, đấu cờ, đu tiên, nấu cơm,..
4. Lễ hội Xuân Yên Tử
Có lẽ khi nhắc đến các lễ hội truyền thống của Việt Nam không thể nào bỏ qua lễ hội Xuân Yên Tử được diễn ra tại TP.Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây được coi là Thiền Viện Trúc Lâm mà bất cứ tu sĩ nào cũng muốn đến.
Lễ hội diễn ra từ tháng Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch hằng năm và thu hút đông đảo người dân trên cả nước đổ về thăm quan cũng như chiêm bái cầu chúc những điều tốt lành trong cuộc sống.
5. Lễ hội Đền Trần Nam Định
Lễ hội Đền Trần hay còn gọi là lễ Khai ấn Đền Trần là một lễ hội diễn ra vào ngày 15 đến 20 tháng giêng âm lịch hằng năm. Lễ hội này được tổ chức tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định đây được coi là nơi thờ các Vua cùng quan lại có công phù ta trong thời nhà Trần.
Lễ hội Đền Trần gồm lễ dâng hương cùng phần hội trong đó phần lễ dâng hương sẽ có 14 cô gái đồng trinh đội mâm hoa đi vào đền trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngay vua nghi lễ này là hồi ảnh giúp chúng ta hình dung lại cung cách triều đình ngày xưa. Phần hội gồm nhiều trò chơi hấp dẫn đậm chất truyền thống như chọi gà, múa lân, đấu vật, hát văn…
6. Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam An Giang
Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là một lễ hội lớn nhất tại vùng Nam Bộ được tổ chức từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch tại phường Núi Sam thị xã Châu Đốc Tỉnh An Giang. Lễ vía Bà bao gồm 5 lễ là Lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, lễ Túc Yết, lễ xây chầu, lễ Chánh tế. Còn phần hội gồm các hoạt động văn hóa đặc sắc như múa bóng, hát bội,..
Theo truyền thuyết kể lại đền bà Chúa Xứ được người dân xây dựng vào những năm 1820 sau đó họ tìm thấy một bức tượng nữ trong rừng và họ đã lập đền thờ để cầu nguyện với hy vọng bà sẽ mang đến một cuộc sống thịnh vượng và từ đấy Bà Chúa Xứ trở thành một biểu tượng tôn giáo tâm linh không thể thiếu ở khu vực núi Sam.
Khách du lịch đến tham gia lễ hội còn được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở núi Sam và các di tích lịch sử xung quanh.
7. Lễ vía Ngũ hành Nương Nương Long An
Lễ vía Ngũ Hành Nương Nương được tổ chức vào ngày 20 tháng giêng âm lịch hằng năm đến ngày 23 tháng giêng âm lịch. Lễ hội nhằm tôn thờ Ngũ hành Nương nương dân gian hay Bà Ngũ Hành với 5 thần quyền là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ giúp người dân mùa màng bội thu.
Đây được xem là một lễ hội truyền thống rất nổi tiếng được tổ chức với thời gian khá dài của lễ Kỳ Yên với nhiều nghệ thuật diễn xướng dân gian như chầu mời, dâng bông, thỉnh bà, bán lộc, thượng cờ,…Và đây cũng được xem là điểm thu hút khách du lịch tìm đến với lễ hội này.
8. Lễ hội Tháp Bà Ponagar
Lễ hội Tháp Bà Ponagar hay còn gọi là lễ hội Thiên Yana Thánh Mẫu được tổ chức hằng năm từ ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch tại Khánh Hòa. Đây là một lễ hội dân gian của người Chăm nhằm tưởng nhớ và tôn vinh tưởng niệm mẹ Ponagar – mẹ xứ sở của người Chăm. Đây là người có công rất lớn trong việc cho dân trồng lúa, dệt vải, chăn nuôi,..
Lễ hội này thu hút rất nhiều người tham gia là dân tộc Chăm, Kinh hay một số dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên và miền Trung. Đây chính là lễ hội gắn kết những anh em dân tộc lại với nhau đặc biệt là hòa nhập văn hóa Việt – Chăm. Và đây cũng là một trong những địa điểm du lịch lý tưởng khi bạn đến Nha Trang – Khánh Hòa đấy!
9. Lễ hội Cầu Ngư
Lễ hội Cầu Ngư là lễ hội của dân làng Thái Dương Hạ thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế được diễn ra vào ngày 12 tháng giêng âm lịch nhằm tưởng nhớ đến vị thành hoàng Trương Quý Công – người đã có công dạy cho dân làng đánh cá và buôn bán ghe mành.
Lễ hội này 3 năm mới tổ chức một lần nên quy mô của nó khá lớn và long trọng. Lễ hội này là cơ hội để ngư dân thể hiện một cuộc sống bình yên những mẻ cá lớn bội thu khi họ thường xuyên phải lênh đênh trên biển.
Lễ hội này mô tả lại các trò chơi thể hiện lại cảnh sinh hoạt đánh cá hết sức vui nhộn và đời thường của người dân nhưng lại mang đậm chất nghi lễ dân gian của cư dân vùng biển.
10. Lễ hội Núi Bà Đen Tây Ninh
Núi Bà Đen nằm ở địa phận phường Ninh Sơn thuộc tỉnh Tây Ninh được mệnh danh là danh lam thắng cảnh tỉnh Tây Ninh với nhiều miếu thờ các vị thần linh trong đó vị thần chính là Bà Đen hay Linh Sơn Thánh Mẫu. Và tại đây hằng năm có hai lễ hội lớn là hội Xuân núi Bà diễn ra từ đêm 18 và ngày 19 tháng Giêng âm lịch và hội Vía Bà được tổ chức trong ba ngày 4, 5, 6 tháng Năm âm lịch.
Dù được tổ chức lễ hội nào cũng lễ hội Núi Bà Đen rất thu hút người đến tham gia trong và ngoài tỉnh. Những nghi lễ của lễ hội Núi Bà Đen mang tính chất trang nghiêm và cũng mang trạng thái tươi vui của tín ngưỡng dân gian.
11. Lễ hội chùa Bái Đính
Lễ hội chùa Bái Đính được diễn ra vào mùng 1 tết và khai mạc vào ngày mùng 6 tết và kéo dài cho đến hết tháng 3 âm lịch. Đây được coi là lễ hội lớn nhất miền Bắc trong những ngày đầu xuân mở đầu cho những lễ hội về vùng đất cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.
Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Trong đó phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật. Còn phần hội gồm các hoạt động tâm linh như rước kiệu, viết thư pháp, các trò chơi dân gian,..
Vì thế lễ hội này thu hút rất đông đảo khách du lịch đến tham gia vì tham quan cảnh sắc của quần thể chùa Bái Đính và cầu chúc những điều an lành nơi cõi Phật.
12. Lễ hội Căm Mường
Lễ hội Căm Mường là lễ hội của dân tộc Lự ở Lai Châu được diễn ra vào đầu tháng giêng đến mùng 3 tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội cầu mong một cuộc sống no đủ của người Lự với những vị thần linh.
Lễ hội Căm mường là một lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân tộc vùng cao mà những du khách đến đây đều muốn tham gia và cũng rất thu hút khách du lịch vì những phong tục của những người dân nơi đây.
Đặc biệt là nghi thức cúng lễ. Nghi thức cúng lễ có 4 phần: lễ thỉnh thần, lễ khấn cầu, lễ Căm Mường và các nghi lễ kết thúc. Bên cạnh còn có phần hội rất thu hút khách du lịch với những trò chơi như đẩy gậy, đá gối, té nước giải đen,…
III. Lời kết
Trên đây là thông tin về lễ hội truyền thống Việt Nam mà chúng tôi đã tổng hợp được và gửi đến bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích và thú vị đến bạn. Nếu bạn thấy bài viết này hay hãy chia sẻ đến mọi người nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!