Cám dỗ là gì? Có lẽ trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều cám dỗ nhưng lại rất khó định nghĩa được cám dỗ là gì và cũng không hiểu rõ được bản chất của cám dỗ. Cách vượt qua cám dỗ như thế nào để trở nên thành công hơn? Cùng jordanrivervillage.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
I. GIẢI NGHĨA: Cám dỗ là gì?
Con người ai cũng sẽ gặp cám dỗ nhưng liệu bạn có thể định nghĩa được từ cám dỗ là gì không?
Cám dỗ được hiểu là sự tác động, lôi cuốn từ các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong của mỗi bản thân con người dẫn đến sa đà theo những lời cám dỗ đó. Hoặc được hiểu là khơi gợi ham muốn trong bản thân con người làm cho con người sa ngã.
Có nhiều cách hiểu những nghĩa của cám dỗ được hiểu là như vậy.
Cám dỗ xuất phát từ bên trong suy nghĩ của chúng ta và cám do do tác động từ bên ngoài. Cùng đi phân tích sâu hơn nhé!
1.1 Cám dỗ đến từ bên ngoài
Trong cuộc sống ai cũng đều gặp phải cám dỗ dù bạn đã trưởng thành hay trải qua nhiều sóng gió. Bởi cám dỗ luôn tồn tại xung quanh chúng ta dưới nhiều hình thức khiến chúng ta khó phòng bị. Và có thể có những cám dỗ đến từ những điều tưởng chừng là đơn giản.
Những cám dỗ đến từ bên ngoài có thể là sự dụ dỗ từ bạn bè, người thân hoặc những thứ hay ho mà bạn chưa trải nghiệm bao giờ.
1.2 Cám dỗ đến từ bên trong bạn
Cám dỗ từ bên trong của con người có thể xuất phát từ ham muốn sở hữu, giàu có, dục vọng, danh lợi,..Nó là nguồn gốc giúp cho những tác động bên ngoài hình thành và phát triển. Nếu bản thân bạn không thể tự kiểm soát bản thân thì cũng sẽ rơi vào chính cám dỗ do chính mình tạo ra.
Và có thể một số cám dỗ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân. Vậy nên hãy tìm cách để vượt qua cám dỗ từ bản thân bạn nhé!
II. Biểu hiện của cám dỗ
Để hiểu rõ hơn về cám dỗ là gì cũng như cách vượt qua cám dỗ bạn nên tìm hiểu về biểu hiện của cám dỗ để tránh và kiếm chế những loại cám dỗ này.
1. Cám dỗ của dục vọng
Dục vọng là nhu cầu sinh lý bình thường của mỗi con người, nhưng dục vọng thực sự có thể giết chết bạn nếu bạn thực sự không biết kiềm chế nó. Và tình yêu cũng chính là một dạng của dục vọng nhưng nó ở cấp độ thấp hơn nhiều.
Nhưng việc lạm dụng hoặc triển khai dục vọng sai cách sẽ nguy hại cho cả xã hội. Bạn có thể hiểu nếu kiềm chế được dục vọng của bản thân thì mới có thể trở thành một con người văn minh.
Hiện nay vấn đề dục vọng trái với đạo đức là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội khiến cho nhiều người sa ngã đi theo con đường lầm lỗi tạo nên nhiều hậu quả nghiêm trọng trong đời sống của mỗi người.
2. Cám dỗ từ sự nóng nảy
Sự nóng nảy là vấn đề mà con người chúng ta đều xuất hiện. Kiềm chế sự nóng này chính là thử thách khó khăn lớn nhất của con người. Sự nóng nảy tức giận dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Bạn có thể để ý đến những vụ án giết người có nguồn gốc lớn là từ tức giận nóng nảy của bản thân.
Để kiềm chế sự nóng nảy bạn có thể rèn luyện bằng cách tập hít thở thật sâu, lựa chọn ở một mình để bình tĩnh trở lại.
3. Sự kiêu căng là một biểu hiện của cám dỗ
Sự kiêu căng có thể là một con quỷ dữ hoàn toàn giết chết sự phát triển của bản thân bạn. Nhiều người không nghĩ sự kiêu căng là một loại cám dỗ và khiến họ trật khỏi đường ray cuộc đời của mình.
Sự tin tin đến sự kiêu căng chỉ cách nhau một bước chân do đó bạn cần phải biết rõ thế nào là tự tin và thế nào là kiêu căng, từ đó mới có thể thoát khỏi cám dỗ này.
4. Đố kỵ làm con người càng sống lỗi hơn
Đố kỵ ghen tị là một trong những yếu tố thuộc về nhận thức đạo đức của con người. Và sự đố kỵ hoàn toàn có thể trỗi dậy bất cứ lúc nào. Ghen tị cũng đồng nghĩa bạn mong muốn sở hữu nhiều thứ hơn. Thay vì hài lòng với bản thân thì con người ta lại mong muốn nhiều hơn thì dẫn đến hậu quả khó lường.
5. Tham lam
Tham lam cũng giống như ghen tị nếu con người thường không hài lòng với bản thân thì họ sẽ tìm mọi cách để đạt được mục đích của mình. Nhiều người tham lam quá đã đã làm những chuyện vượt qua giới hạn của bản thân của đạo đức con người. Ví dụ những cuộc chiến tranh cũng xuất phát từ sự tham lam của con người.
6. Lười biếng là một cám dỗ lớn
Con người chúng ta chắc chắn đã từng lười biếng hoặc xuất hiện suy nghĩ lười biếng. Sự lười biếng được thể hiện qua việc lười làm, ngủ nhiều, lười nghĩ, lười vận động. Lâu ngày thói quen này dẫn đến trí tuệ của bạn bị trì trệ làm gì cũng chậm chạp cũng khiến bản thân bạn không có sự phát triển. Dẫn đến đi chậm lại so với tiến bộ của xã hội.
III. Những cám dỗ trong cuộc sống
Có lẽ cám dỗ đến từ đời sống nghiêm trọng nhất hiện nay chính là ma lực từ đồng tiền. Đồng tiền chính là cám dỗ của sự đơn giản nhất, con người chỉ nghĩ đơn giản rằng kiếm nhiều tiền để cuộc sống hạnh phúc hơn. Thế nhưng khi lao đầu vào để lao động kiếm tiền thì mục đích ban đầu đã bị đi sai hướng, chúng ta có thể bất chấp để đạt được những mục đích tốt đẹp dù là bằng cách nào.
Hoặc những khoái cảm trong cuộc sống cũng thật giản dị nhưng nó lại là một cám dỗ lớn. Đơn giản con người chúng ta đều muốn tìm đến những cảm giác lạ để thay đổi không khí hoặc thay đổi công việc, yêu người mới,…Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng những cám dỗ này đều mang đến những sự sóng gió trong cuộc đời khiến nó như một cái dây vô hình buộc chúng ta lại khiến chúng ta không thể nào thoát ra được.
Có thể nói cám dỗ chính là con quỷ dữ chi phối cuộc sống của bạn nếu bạn không biết cách kiểm soát kiềm chế những loại cám dỗ trong đời sống.
IV. Làm thế nào để vượt qua cám dỗ
Bạn rất khó để kiềm chế cám dỗ của bản thân mình đúng không? Vậy hãy thử làm theo những cách dưới đây để vượt qua cám dỗ của mình nhé!
1. Biết điểm yếu của mình
Đầu tiên bạn phải hiểu rõ bản thân mình là ai và có những điểm mạnh điểm yếu nào. Thông thường chính điểm yếu là môi trường thích hợp cho sự cám dỗ.
Vậy nên bạn cần nắm rõ điểm yếu của mình để từ từ khắc phục nó. Và biến điểm yếu trở thành động lực giúp bạn tránh xa khỏi cám dỗ.
2. Lường trước sự cám dỗ
Làm sao để có tránh được cám dỗ đấy chính là bạn hãy tưởng tượng trước cám dỗ đến mình. Bạn cần nghĩ đến những tình huống sẽ xảy ra đối mặt với những cám dỗ bạn nên làm gì?,…điều này sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn khi muốn tránh khỏi cám dỗ.
3. Đặt ra mục tiêu rõ ràng
Nếu bạn không có mục tiêu rõ ràng thì bạn dễ buông thả bản thân với những thứ bên ngoài khác. Vậy nên điều cần làm là bạn nên đặt ra mục tiêu rõ ràng để bản thân áp dụng.
Hãy dần dần thay đổi những thói quen xấu hằng ngày bằng thói quen tốt để đạt được mục tiêu của mình.
4. Loại bỏ dần sở thích không đáng có
Bạn nên xác định được thời gian bạn dành cho sở thích của bản thân là bao nhiêu và bỏ bớt để hạn chế sự tiếp xúc với cám dỗ. Thời gian trong ngày bạn hay lướt facebook thường xuyên vậy bạn hãy lên kế hoạch chỉ dùng mạng xã hội khoảng 30-40 phút mỗi ngày và chia ra những thời gian rảnh rỗi, … Vậy hãy bỏ bớt đi dù bạn có dư thời gian trong ngày mà thay vào đó là công việc cần thiết cho tương lai.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cám dỗ là gì được nhiều bạn tìm kiếm. Cũng như trên đây là những cách giúp bạn thoát khỏi cám dỗ giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống. Hãy thử loại bỏ cám dỗ của bản thân mình bạn nhé! Chúc các bạn thành công