Thời gian gần đây, ngoài các loại hình cư trú như Hotel, resort hay nhà nghỉ,… thì còn có một mô hình khác là Homestay. Vậy Homestay là gì? Homestay có gì độc đáo và mới mẻ so với các loại hình khác? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của jordanrivervillage.org để biết thêm chi tiết nhé!
I. Homestay là gì?
Homestay là một loại hình lưu trú được xác định bằng cụm từ “Home from home”, với loại hình cư trú này bạn sẽ đặt chỗ và nghỉ lại trong các căn nhà của người dân địa phương và cùng sinh hoạt cùng những thành viên trong gia đình họ.
Với hình thức ở này thì khách du lịch sẽ được trải nghiệm và khám phá nhiều hơn bản sắc văn hóa vùng miền nơi mà mình đến. Thực tế thì đây cũng được xem là một loại nhà nghỉ độc lập mà người đến thuê cũng cần phải làm giấy tờ thuê phòng như tại khách sạn.
Hiện nay tại hầu hết các địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta thì homestay đã xuất hiện khá nhiều và trở thành một trong những sự lựa chọn của du khách.
II. Các đặc trưng của homestay
1.Vị trí xây dựng
Theo tìm hiểu của chúng mình thì homestay được xây dựng chủ yếu tại các khu vực có tài nguyên hoang dã cần bảo tồn, các khu vực dân cư có tài nguyên văn hóa đa dạng, phong phú cùng những nét văn hóa bản địa rất thú vị. Tuy nhiên, hiện nay thì trên thực tế homestay được xây dựng khắp mọi nơi tại các địa điểm du lịch để phục vụ cư trú cho mọi người.
2. Quy mô nhỏ và Giá rẻ
Hầu hết các Homestay đều kinh doanh theo loại hình hộ cá thể nên chính các chủ hộ sẽ tự cải tạo lại căn nhà của mình để vẫn vừa có nét bản sắc vùng miền nhưng cũng vừa đáp ứng được những nhu cầu và tiện ích của du khách.
Cũng chính vì thế mà quy mô của loại hình này cũng khá nhỏ gọn, tiếp đón được từ 10-30 khách và mức giá cũng vô cùng phải chăng, giao động từ mấy chục đến mấy trăm nghìn một ngày tùy vào địa điểm và quy mô của nó.
3. Dịch vụ
Vì là hình thức tự kinh doanh nên dịch vụ của homestay chỉ dừng ở mức trung bình khá, điều kiện cơ sở vật chất khá đầy đủ để đáp ứng được chỗ nghỉ ngơi và ăn uống cá nhân thoải mái với mức giá phù hợp.
4. Dễ dàng để tiếp xúc và trao đổi văn hóa
Bởi vì đây là hình thức cư trú tại nhà dân nên bạn cũng sẽ dễ dàng được giao lưu văn hóa cùng người dân bản địa từ những sinh hoạt hàng ngày của họ. Đây là cách để bạn nhanh chóng hòa nhập và cảm nhận về vùng đất mà mình đặt chân tới.
5. Được làm quen nhiều bạn mới và trau dồi khả năng ngoại ngữ
Khi ở homestay sẽ à kiểu sinh hoạt cộng đồng chung cùng gia chủ nên cũng sẽ có nhiều nhóm khách khác đến du lịch để tìm hiểu, từ đó mà bạn có thể giao lưu được thêm với nhiều người bạn mới. Hơn nữa là cũng có thể bắt gặp những vị khách nước ngoài để trau dồi thêm khả năng giao tiếp ngoại ngữ của bạn.
III. Các mô hình homestay hiện nay
Hiện nay mô hình homestay trải dài từ Bắc tới Nam với nhiều phong cách và nhiều loại hình độc đáo, phải kể đến như:
- Vintage – cổ điển
- Natural – tự nhiên, mộc mạc
- Retro – pha trộn độc đáo
- Scandianvian – tinh tế
- Rustic style – thô mộc, ấm cúng
- Bohemian – cá tính, phá cách
- Mininalism – tươi mới
- Industrial – đậm phong cách “công nghiệp” mạnh mẽ
IV. Ưu và nhược điểm của loại hình homestay
1. Ưu điểm của mô hình du lịch homestay
- Ưu điểm đầu tiên như chúng ta đã nhắc đến ở trên là khách du lịch dễ dàng được giao lưu và trao đổi văn hóa địa phương.
- Khám phá được những nét văn hóa cùng địa điểm độc đáo từ người dân địa phương.
- Với loại hình này thì khách du lịch có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí thay vì ở khách sạn.
- Homestay cũng là lựa chọn cho những ai ưa thích sự gần gũi với thiên nhiên.
2. Nhược điểm:
Đi kèm với những ưu điểm thì loại hình homestay cũng gặp phải mộ số nhược điểm như sau:
- Không có không gian riêng tư tuyệt đối.
- Dịch vụ cùng tiện ích đi kèm còn khá ít.
- Phải tuân thủ theo tục lệ hay những quy định mà gia chủ đã đề ra.
V. Những thách thức khi kinh doanh homestay
Khi quyết định đầu tư kinh doanh homestay bạn cần phải chuẩn bị tâm lý đối mặt với những thách thức như sau:
- Giá cho thuê thường khá thấp.
- Khó cạnh tranh với các phân khúc cao.
- Thời gian hoàn vốn có thể kéo dài.
- Lượng khách không ổn định.
- Vấn đề an ninh cũng khó kiểm soát.
VI. Kinh nghiệm kinh doanh homestay để mang lại lợi nhuận cao
1. Chi phí đầu tư kinh doanh homestay
Chi phí đầu tư kinh doanh homestay sẽ thấp hơn các loại hình lưu trú khác vì có thể tận dụng cải tạo lại ngôi nhà của mình hoặc xây mới cũng không cần quá cầu kì và đầy đủ như khách sạn. Tùy vào khu vực và mô hình, quy mô mà giá xây dựng homestay sẽ giao động khác nhau.
2. Đăng ký kinh doanh homestay ở đâu?
Để đăng ký kinh doanh homestay, thì chủ hộ kinh doanh phải đảm bảo có đầy đủ 4 loại giấy tờ, thủ tục pháp lý sau:
- Đăng kí giấy phép kinh doanh homestay.
- Chứng nhận Phòng cháy chữa cháy (PCCC)
- Chứng nhận An ninh trật tự.
- Chứng nhận công nhận xếp hạng.
Giấy phép đăng ký kinh doanh homestay được gửi tới đơn vị tiếp nhận là phòng đăng ký cấp huyện (quận).
3. Hợp tác kinh doanh homestay
Hiện nay có hai nền tảng lớn có thể hỗ trợ các chủ homestay đó là AirBnB và Luxstay, nó giúp các chủ nhà giới thiệu homestay và tìm kiếm khách hàng một cách dễ dàng hơn. Ngoài 2 tên tuổi lớn như trên thì bạn cũng có thể tham khảo cách thức bán bán phòng homestay trên các trang khách như Booking.com, Agoda hay Travoloka.
4. Khoanh vùng khách hàng tiềm năng
Khoanh vùng khách hàng tiềm năng sẽ là cách để bạn xác định được phong ccahs thiết kế cùng vị trí để xây dựng homestay của mình, nó khá then chốt để giúp bạn tránh bị lan man và tốn kém kinh phí.
5. Lựa chọn vị trí homestay đắc địa
Với những khách du lịch họ thường sẽ muốn nghỉ ngơi và được đắm mình vào thiên nhiên nhiều hơn, vì thế chọn các vị trí đắc địa có cảnh sức thơ mộng và hòa mình vào thiên nhiên nhiều hơn sẽ được đánh giá cao và thu hút được nhiều lượt khách hơn.
6. Thiết kế homestay độc đáo với nhiều loại phòng
Phong cách và không gian độc đáo là những điểm khẳng định sự khác biệt giữa homestay của bạn và những nơi khác. Vì thế cần phải tạo những điểm nhấn riêng để thu hút khách cũng như tạo ra nhiều loại phòng để cho khách thoải mái lựa chọn.
7. Chọn nhân viên
Nếu bạn không thể tự mình chăm sóc homestay thì bạ có thể tuyển thêm nhân viên nhưng nên chọn lựa kĩ càng để có được những người trung thực, niềm nở để tạo bộ mặt tốt cho homestay.
8. Nâng cao dịch vụ và ra các chương trình khuyến mãi
Homestay hiện nay đã mọc ra khá nhiều, vì vậy muốn cạnh tranh được thì bạn cần phải có sự đầu tư hơn nữa về dịch vụ cũng như các chương trình khuyến mãi hay giảm giá để thu hút thêm khách du lịch.
9. Kế hoạch quảng bá và giới thiệu hình ảnh
Hiện nay vấn đề quảng bá vô cùng quan trọng để thu hút khách, bạn có thể tận dụng các kênh mạng xã hội hay các ứng dụng như: Facebook, booking, agoda, các kênh về du lịch, ẩm thực,… để có thể giới thiệu cho nhiều khách du lịch biết đến homestay của mình nhiều hơn nữa.
Homestay là một hình thức mới để bạn có thể cân nhắc lựa chọn cho các chuyến du lịch hoặc cũng có thể là cân nhắc đến việc đầu tư. Hi vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp và có thêm nhiều kinh nghiệm du lịch hay kinh doanh mô hình này.